Sodium Laureth Sulfate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Sodium Laureth Sulfate là gì?
Sodium Laureth Sulfate (hay còn gọi là Natri Laureth Sulfate) là chất tẩy rửa gốc sulfate được tìm thấy trong dừa. Nhờ chứa lượng cồn béo cao mà Sodium Laureth Sulfate có thể mang lại tác dụng làm sạch da hiệu quả và dịu nhẹ. Nhiều người thường nhầm lẫn Sodium Laureth Sulfate với thành phần Sodium Lauryl Sulfate - dù không phải là chất độc hại nhưng được biết đến là thành phần có thể gây khô da và kích ứng.

Các chuyên gia đã khẳng định, thành phần Sodium Laureth Sulfate là an toàn cho việc sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Bởi không như các sulfate ether hoạt tính mạnh khác, thành phần Sodium Laureth Sulfate không chứa cồn ethyl/isopropyl nên không có khả năng gây ra hỏa hoạn.
Điều chế sản xuất
Sodium Laureth Sulfate được điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat sau đó được chuyển thành hợp chất cơ sunfat (este một lần với axit sunfuric), tiếp theo sẽ được trung hòa để tạo thành muối natri.
Cơ chế hoạt động
Sodium Laureth Sulfate có cơ chế hoạt động bề mặt, tạo bọt để làm sạch và trôi các vi khuẩn/chất bẩn.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Potassium Laureth Phosphate là gì?
Potassium Laureth Phosphate có tên gọi khác là Kali Laureth Phosphate. Potassium Laureth Phosphate là muối kali của hỗn hợp các este photphat của rượu lauryl đã oxy hóa với giá trị etoxy hóa trung bình từ 1 đến 3. Potassium Laureth Phosphate có công thức hóa học là C12H25K2O4P.

Potassium Laureth Phosphate tồn tại dạng chất lỏng dạng sệt màu trắng đục hoặc trong mờ với một lượng nhỏ tinh thể vẩy phosphate.
Điều chế sản xuất Potassium Laureth Phosphate như thế nào?
Alkyl phosphate có thể được điều chế bằng phản ứng của rượu béo với axit polyphosphoric để tạo ra alkyl phosphat tương ứng.
Thành phần phân tử ion trong công thức hay gặp nhất là muối của natri (sodium salts), sau đó là potassium.
Tùy vị trí gắn nhóm phosphate ta có các sản phẩm cụ thể như sau: Kali Laureth-2 Phosphate; Kali Laureth-3 Phosphate; Kali Laureth-4 Phosphate; Kali Laureth-7 Phosphate; Kali Laureth-8 Phosphate; Kali Laureth-10 Phosphate;
Cơ chế hoạt động Potassium Laureth Phosphate là gì?
Chất nhũ hóa chứa cả đầu ưa nước và ưa dầu. Khi bổ sung vào hệ dầu nước, phần đầu ưa dầu bao quanh giọt dầu, và phần ưa nước kết hợp với nước (hệ nước dầu ngược lại). Nhờ nguyên lý này, chất nhũ hóa sẽ làm giảm sự phân tách giữa dầu và nước, tạo lớp bảo vệ quanh pha dầu và giúp các giọt dầu đều và ngăn chúng đọng trở lại.
Trong mỹ phẩm, hệ nước trong dầu (W/O) là hệ nhũ tương cơ bản. Trong hệ nhũ tương này, dầu bao quanh nước, dầu tác động lên da trước sau đó đến nước, cả hai đều được hấp thụ vào da.
Phytosterols là gì?
Phytosterols (hay STEROL/STANOL thực vật), là thành phần thực vật phổ biến trong thiên nhiên nên nó luôn có mặt trong chế độ ăn uống hằng ngày của con người. Chúng ta có thể tìm thấy Phytosterols chủ yếu trong trái cây, rau, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, nấm, đậu lăng và các loại hạt.

Tồn tại ở dạng tự do hoặc ester hóa, Phytosterols được bổ sung vào thực phẩm để giảm khả năng hấp thụ cholesterol trong ruột dẫn đến giảm cholesterol trong máu. Trong cơ thể, sau khi hấp thụ từ chế độ ăn, Phytosterols được chuyển từ huyết tương sang da. Có thể nói, Phytosterols đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của lipid bề mặt da.
Phytosterols mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe làn da. Để làm tăng mức độ Phytosterols trong da, chúng ta không chỉ bôi các sterol trên da mà còn hấp thu qua chế độ ăn uống giàu Phytosterols.

Điều chế sản xuất Phytosterols
Có cấu trúc tương tụ cholesterol nhưng Phytosterols khác với cholesterol trong cấu trúc của dây thẳng. Người ta phân lập Phytosterols từ dầu thực vật, điển hình như dầu đậu nành.
Palm oil là gì?
Palm oil (dầu cọ) là thành phần được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ bằng phương pháp ép lạnh. Như chúng ta đều biết, quả cọ từ lâu là nguyên liệu lý tưởng được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm và mỹ phẩm bởi công dụng tạo độ đặc cho các đồ ăn đóng hộp, kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm cũng như giúp cho bánh nướng giữ được độ giòn tan...
Trong mỹ phẩm, dầu cọ được đánh giá cao vì có khả năng giữ ẩm, giúp làm mềm, tăng lượng nước trong da và giữ cho da luôn mịn màng. Rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân bạn dùng hàng ngày có chứa Palm oil như xà phòng, dầu gội, kem cạo râu, sữa tắm và nhiều loại mỹ phẩm khác. Nếu nhìn thấy các chất như "elaeis guineensis oil", "elaeis guineensis butter", "hydrogenated palm", "oleine de palme", "sodiul palmate"... trong bảng công thức sản phẩm thì có nghĩa là bạn đang tiêu thụ các sản phẩm có chứa dầu cọ.

Theo các nhà khoa học, dầu cọ đỏ (loại dầu thô, chưa qua xử lý) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu; đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin - giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.
Trên thị trường, hiện người ta khá ưa chuộng các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ dầu cọ do nó không chứa silicone, nhựa than hay paraben như nhiều sản phẩm khác. Tóc được chăm sóc tốt hơn, trở nên bóng mượt sau thời gian sử dụng. Dầu cọ cũng được dùng như một loại thuốc ủ tóc bởi chức năng phục hồi tóc bị khô, gãy và rụng, đặc biệt là trong tiết hè nắng nóng.
Điều chế sản xuất Palm oil
Đầu tiên, người ta sẽ vận chuyển nguyên liệu thô đến nhà máy, tiếp đó sẽ bắt đầu chu trình sản xuất.
Sau khi dầu được tách tại cối xay, dầu cọ thô được tiệt trùng tại bình áp suất lớn, tẩy màu và tách khỏi hỗn hợp lỏng gồm hỗn hợp nhiều dầu. Tiếp theo, làm sạch hỗn hợp này trong một bình lớn, tại đó lượng dầu được lấy ra liên tục. Sau quá trình này ta thu được dầu cọ thô, từ đây dầu thô được tinh chế bằng 2 quá trình khác nhau:
-
Quá trình vật lý: Dầu thô tiếp tục được tẩy trắng, sau đó là quá trình tách acid và tách mùi. Kết quả của quá trình biến đổi vật lý, ta thu được dầu cọ đã được tẩy trắng không mùi và không chứa acid béo.
-
Quá trình kiềm: Đầu tiên, dầu thô được trung hòa với kiềm. Hỗn hợp sau phản ứng trung hòa này được tẩy trắng và tẩy mùi, sản phẩm thu được là dầu cọ. Sản phẩm phụ là xà phòng được tổng hợp từ phần loại ra trong quá trình trung hòa với kiềm.
Cơ chế hoạt động của Palm oil
Tất cả calorie của dầu cọ đều đến từ chất béo. Sự phân hủy axit béo của nó là 50% axit béo bão hòa, 40% axit béo không bão hòa đơn và 10% axit béo không bão hòa đa.
Trong dầu cọ, axit palmitic là loại chất béo bão hòa chính, chiếm 44% lượng calorie. Bên cạnh đó, dầu cọ cũng chứa khá nhiều axit oleic và một ít axit linoleic cùng axit stearic.
Sắc tố đỏ cam của dầu bắt nguồn từ các chất chống oxy hóa được gọi là carotenoid, trong đó bao gồm beta-carotene, mà cơ thể bạn có thể chuyển hóa thành vitamin A.
Mineral oil là gì?
Mineral oil là dẫn xuất xăng dầu với các đặc điểm điển hình như nhớt, không màu, không mùi, có thể bảo quản được trong thời gian dài (do không dễ bị oxy hóa), không chứa độc tố, tạp chất và các chất gây nguy hiểm, hiếm khi gây dị ứng, giá thành rẻ.
Trong các sản phẩm làm đẹp, chỉ Mineral oil cao cấp có độ tinh khiết và nồng độ an toàn phù hợp với da mới được sử dụng trong mỹ phẩm. Mineral oil được sử dụng là loại đã được tinh chế, loại bỏ các tạp chất, độc tố gây hại cho da và sức khỏe.

Điều chế sản xuất
Mineral oil là sản phẩm phụ có được từ quá trình chưng cất dầu mỏ để sản xuất xăng, sau đó được tinh lọc nghiêm ngặt giúp loại bỏ hết các tạp chất, độc tố gây hại, chỉ giữ lại phần tinh khiết nhất.
Cơ chế hoạt động
Mineral oil ở trên bề mặt da, trong các khoảng trống giữa các tế bào và cung cấp một hàng rào kỵ nước. Rào chắn này ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì để giữ nước trong da. Điều này dẫn đến sự hydrat hóa biểu bì, mang đến, tính linh hoạt và sự mềm mại của lớp sừng.
Cocamidopropyl Betaine là gì?
Có mặt phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm sạch trong gia đình, Cocamidopropyl Betaine (CAPB) là một axit béo tổng hợp được làm từ dừa hoặc cũng có thể được tổng hợp.
Với vai trò là chất hoạt động bề mặt, CAPB giúp làm sạch bụi bẩn trên bề mặt da/ đồ vật. CAPB còn là thành phần tạo bọt trong một số sản phẩm.
Tồn tại ở dạng lỏng nhớt, màu vàng và không có mùi đặc trưng, Cocamidopropyl Betaine tan được trong nước lẫn trong dầu. Chất này có độ pH vào khoảng 11–12, không có mùi hoặc có mùi nhẹ.

Trong sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là xà phòng tắm, dầu gội đầu, sữa tắm,… Cocamidopropyl Betaine là chất cần thiết được nhà sản xuất bổ sung vào công thức. Năm 1991, CAPB được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR kết luận là chất an toàn (ở mức độ cho phép) để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch.
Nồng độ của CAPB không được vượt quá 3% đối với các sản phẩm mỹ phẩm lưu lại trên da trong thời gian dài.
Điều chế sản xuất Cocamidopropyl Betaine
Quy trình sản xuất các gốc betaine khác là tổng hợp từ betaine, trong khi đó với Cocamidopropyl Betaine, người ta cho dimethylaminopropylamine phản ứng với các axit béo từ dầu dừa hoặc dầu hạt cọ để tạo ra.

Amin chính trong dimethylaminopropylamine phản ứng mạnh hơn amin bậc ba, dẫn đến xảy ra sự bổ sung có chọn lọc để tạo thành một amit. Sau đó, kết quả của phản ứng trên, axit chloroacetic phản ứng với amin bậc ba còn lại để tạo thành C19H38N2O3, hay chính là Cocamidopropyl betaine.
Cơ chế hoạt động của Cocamidopropyl Betaine
Cocamidopropyl betaine có khả năng hòa tan tuyệt vời, cao bọt và làm dày lên hiệu suất. Kích ứng nhẹ và khả năng khử trùng khá tốt, khi Cocamidopropyl betaine kết hợp với các hoạt động bề mặt khác thì sẽ cải thiện chức năng điều chỉnh độ mềm của bề mặt đó.
Ngoài ra, Cocamidopropyl betaine còn có khả năng chịu nước tốt, chống tĩnh điện cùng khả năng phân hủy sinh học.
Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
Lactobacillus là gì?
Men vi sinh (Probiotic) hay còn gọi là lợi khuẩn, là những vi sinh vật (vi khuẩn hoặc nấm men) ở trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu tồn tại với số lượng hợp lý. Chúng cũng là một phần của hệ miễn dịch. Có hai loại lợi khuẩn phố biến là Bifidobacteria và Lactobacillus.

Vi khuẩn Lactobacillus thường xuất hiện ở trong hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ sinh dục của cơ thể người. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, các loại dưa chua, nấm sữa, ô-liu, một số loại đậu, hạt lên men hay một số các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Lactobacillus tạo ra Lactase, Enzyme giúp phân giải Lactose. Những vi khuẩn này cũng tạo ra Acid lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại.
Mỹ phẩm chứa lợi khuẩn có ba loại gồm: Mỹ phẩm với vi khuẩn “sống”, mỹ phẩm với vi khuẩn “ngừng hoạt động” và mỹ phẩm lên men.
Điều chế sản xuất Lactobacillus
Chế phẩm Lacidophilus được điều chế từ môi trường nuôi cấy đậm đặc, làm khô, có khả năng sống và phát triển khi uống hoặc được điều chế từ xác vi khuẩn bị giết chết bằng nhiệt. Sữa chua là một nguồn phổ biến cung cấp vi sinh tạo Acid lactic.
Cơ chế hoạt động
Trong môi trường không có không khí, các lợi khuẩn Lactobacillus có khả năng phân nhỏ đường và Protein trong chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành Acid lactic sau một thời gian ủ men. Với tính chất tương tự như nhiều loại khuẩn Acid lactic khác, Lactobacillus tạo nên một môi trường mang tính axit giúp hạn chế sự phát triển của vi trùng và vi khuẩn có hại, đồng thời chia nhỏ các thành phần bổ dưỡng để chúng trở nên đậm đặc và giàu dưỡng chất hơn.
Ngoài ra, Lactobacillus còn thúc đẩy việc sản xuất của các thành phần có lợi khác như Amino acid, các Peptide hay Protein kháng sinh mới, có khả năng kháng khuẩn phổ rộng. Quá trình lên men sẽ cho ra một phiên bản mới của thành phần gốc nhưng bền vững, cô đặc và giàu dinh dưỡng hơn gấp nhiều lần ban đầu.
Ceteareth-12 là gì?
Ceteareth-12 là một hợp chất tổng hợp có chức năng như chất nhũ hóa và chất làm ướt trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Nhóm các thành phần ceteareth là các hợp chất tổng hợp được tổng hợp thông qua một quá trình được gọi là ethoxyl hóa, một phản ứng hóa học trong đó ethylene oxide được thêm vào chất nền.
Thành phần ceteareth, có hai chất nền: cetyl alcohol và stearyl alcohol, cả hai đều có nguồn gốc tự nhiên từ dầu dừa. Số liên kết với ceteareth- 12 cho biết số đơn vị etylen oxit lặp lại trung bình trong phân tử, trong trường hợp này là 12. Có tổng cộng 32 loại thành phần ceteareth khác nhau.
Điều chế sản xuất
Nhũ tương dầu trong nước được ổn định với chất nhũ hóa, không ion chuyển thành nhũ tương nước trong dầu, khi nhiệt độ tăng lên, các đặc tính ưa nước và ưa béo của chất nhũ hóa hỗn hợp vừa cân bằng.
Trong nhiệt độ nghịch pha, tiếp theo là làm lạnh nhanh tạo ra nhũ tương thể hiện kích thước giọt rất nhỏ và độ ổn rất lâu dài. Nhiệt độ nghịch pha được đo như một hàm của độ phân cực của dầu và nồng độ của chất nhũ hóa hỗn hợp.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ nghịch pha, kích thước giọt và độ ổn định của nhũ tương đã được nghiên cứu. Ngoài ra, các chất tự tạo cơ thể như rượu cetostearyl hoặc monoglycerid đã được thêm vào các nhũ tương phân tán mịn, mỏng này để điều chỉnh độ đặc. Ảnh hưởng của các thành phần này đến nhiệt độ nghịch pha, kích thước giọt, giá trị năng suất và độ ổn định của nhũ tương đã được nghiên cứu.
Cơ chế hoạt động
Nhũ tương mỹ phẩm được điều chế bằng phương pháp nhiệt độ nghịch đảo pha (PIT). Bằng cách sử dụng các nguyên liệu thô điển hình như dầu phân cực, ví dụ decyl oleat, 2-octyl dodecanol hoặc isopropyl myristate, và chất nhũ hóa không ion. Ví dụ: Ceteareth-12 hoặc polyoxyetylen eicosyl/docosyl ete kết hợp với cetostearyl alcohol làm chất đồng nhũ hóa.
Deionized Water là gì?
Deionized Water (còn được gọi là nước Deionized, nước DI, nước Denim) là loại nước siêu tinh khiết với điện trở suất lên đến lên đến 18.2 Megohm-cm.
Deionized Water được xem là nước khử ion, có khả năng loại bỏ khỏi dung dịch tất cả các khoáng chất và muối ion hóa hữu cơ lẫn vô cơ thông qua quá trình trao đổi ion. Nhờ quá trình khử ion mà tạo ra một loại nước có độ tinh khiết cao tương tự như nước cất. Tuy nhiên, so với chưng cất, quy trình khử ion này diễn ra nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Bên cạnh đó, do nước ở mức độ cực kỳ tinh khiết xuống cấp nhanh chóng nên khử ion là một tính năng quan trọng trong quy trình theo yêu cầu cung cấp nước tinh khiết cao khi cần thiết.
Có thể nói, Deionized Water hay nước khử ion đã trở thành thành phần thiết yếu trong đời sống hiện nay, bao gồm y tế, quy trình thí nghiệm, dược phẩm, sản xuất điện tử, chế biến thực phẩm, mạ, vô số quy trình công nghiệp, và thậm chí cả nước rửa tại chỗ. Đặc biệt, Deionized Water là thành phần vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ đặc tính siêu tinh khiết, cũng như là dung môi làm sạch “hoàn hảo” cho sản phẩm.
Điều chế sản xuất Deionized Water
Phương pháp sản xuất Deionized Water phải qua nhiều bước mới thu được kết quả sau cùng đạt độ tinh khiết cao.
Đầu tiên, người ta dùng một vật liệu gọi là màng RO trong quá trình thẩm thấu ngược để lọc nước. Màng RO có tính chất đặc biệt là chỉ cho phép nước đi qua còn những tạp chất và muối Ion hóa đều sẽ bị loại bỏ.
Tiếp theo bước thẩm thấu ngược là bước chưng cất nước bằng cách ngưng tụ hơi nước thành chất lỏng, sau đó là loại bỏ khoáng chất, tạp chất (bao gồm hữu cơ và vô cơ).
Bước cuối cùng là quá trình khử ion để loại bỏ muối/ion khoáng dưới dạng phân tử ra khỏi nước và thu được sản phẩm Deionized Water.
Nước DI này có độ tinh khiết tuyệt đối, chỉ còn lại các phân tử nước đạt chỉ số dẫn điện dưới 3µS/cm (µS được viết tắt là Microsiemens hay còn gọi là micro giây).
Anthocyanin là gì?
Anthocyanins là một trong số hơn 6.000 loại chất dinh dưỡng thực vật polyphenol flavonoid khác nhau, có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trước khi anthocyanin được y học hiện đại phân lập, đã có nhiều bài thuốc dân gian dùng các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa anthocyanin (chủ yếu thực phẩm màu đỏ và tím) để giúp người dùng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các loại bệnh tật, cụ thể như:
-
Rối loạn chức năng gan;
-
Rối loạn thị lực;
-
Nhiễm khuẩn;
-
Mệt mỏi, lo âu.
Những loại thực phẩm chứa anthocyanin bao gồm:
-
Rau củ: Cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím…
-
Trái cây: Nho, mận, dâu tây, mâm xôi, việt quất, sim, sung…
-
Thảo mộc: Cây oải hương, rau quế tím…

Theo giới y học cổ truyền, thực phẩm có màu xanh dương và tím giúp cơ thể giữ ấm cho mùa đông, còn thực phẩm màu đỏ giúp làm mát cho mùa hè. Thực phẩm màu tối có thể cải thiện khả năng dự trữ năng lượng, cân bằng chuyển hóa chất lỏng và thải độc tố nên rất có ích cho các cơ quan như dạ dày, lá lách và thận.
Những thực phẩm có màu đỏ chứa rất nhiều anthocyanin, giúp nuôi dưỡng máu và cải thiện quá trình vận chuyển diễn ra trong cơ thể nên rất cho người:
-
Thiếu máu;
-
Thường đánh trống ngực;
-
Chân tay lạnh;
-
Da mặt nhợt nhạt;
-
Thiếu sức lực…
Điều chế sản xuất
Đầu tiên, rửa sạch nguồn nguyên liệu, để ráo nước, nghiền nhỏ và bảo quản trong điều kiện 4 - 6ºC, tránh ánh sáng trực tiếp để giữ mẫu cho cả quá trình. Các hóa chất sử dụng như: Ethanol, metanol, đệm acetat và các hóa chất thông thường.
Bằng phương pháp pH vi sai xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chiết chất màu anthocyanin là dung môi ethanol/nước 50/50 bổ sung 1% HCl; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 15/1 (v/w); thời gian chiết ba ngày.

Cơ chế hoạt động
Anthocyanins được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, hợp chất hữu cơ này hoạt động như chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, anthocyanin còn có khả năng chống viêm, chống vi rút và chống ung thư.
Gellan Gum là gì?
Gellan gum, chỉ số quốc tế là E418, là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng để thay thế cho Gelatin và thạch Agar, hiện được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến bao gồm mứt, kẹo, thịt và sữa thực vật.

Chất phụ gia thực phẩm này thường được sử dụng để kết dính, ổn định hoặc tạo kết cấu cho thực phẩm đã qua chế biến, tương tự như các chất tạo gel khác như Guar gum, Carrageenan, thạch Agar và Xanthan gum.
Gellan gum là một Polysaccharide anion hòa tan trong nước được tạo ra bởi vi khuẩn Sphingomonas elodea. Vi khuẩn sản sinh Gellan được phát hiện và phân lập vào năm 1978 từ mô cây hoa loa kèn trong ao nước tự nhiên ở Pennsylvania.
Gellan gum có thể chịu được nhiệt 120 độ C, được xác định là một chất tạo gel đặc biệt hữu ích trong việc nuôi cấy vi sinh vật ưa nhiệt. Chỉ cần khoảng một nửa lượng Gellan gum dưới dạng thạch có thể đạt được độ bền gel tương đương, mặc dù kết cấu và chất lượng chính xác phụ thuộc vào nồng độ của các điện tích dương hóa trị hai. Gellan gum cũng được sử dụng làm chất tạo gel trong nuôi cấy tế bào thực vật trên đĩa Petri, vì nó tạo ra một chất gel rất trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tế bào và mô bằng kính hiển vi quang học.
Là một chất phụ gia thực phẩm, Gellan gum lần đầu tiên được phép sử dụng trong thực phẩm ở Nhật Bản năm 1988, sau đó đã được nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu chấp thuận sử dụng trong thực phẩm, phi thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm...
Gellan gum được sử dụng trong các loại sữa có nguồn gốc thực vật để giữ cho Protein thực vật lơ lửng trong sữa. Thành phần này cũng đã trở nên phổ biến trong ẩm thực cao cấp, đặc biệt là trong ẩm thực phân tử để tạo ra các loại gel có hương vị. Đầu bếp người Anh Heston Blumenthal và đầu bếp người Mỹ Wylie Dufresne được xem là những đầu bếp đầu tiên kết hợp Gellan gum vào ẩm thực tại nhà hàng cao cấp.
Điều chế sản xuất
Gellan gum là chất phát triển tự nhiên trên hoa súng.
Trong quy trình sản xuất nhân tạo, Gellan gum được sản xuất bằng cách lên men đường với trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas elodea, bao gồm một đơn vị lặp lại của các Monome, Tetrasaccharide, là hai gốc của D-glucose và một trong mỗi gốc của axit D-glucuronic và L-rhamnose.
Cơ chế hoạt động
Gellan gum khi được ngậm nước thích hợp, có thể được sử dụng trong các công thức làm kem và sữa chua, hoạt động như một loại gel lỏng sau khi khuấy.
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Sản phẩm liên quan










